Tuy nhiên, Carmelita Fernandes - một chủ xe Tata Nexon EV ở Ấn Độ lại có trải nghiệm “đau lòng” sau khi mua chiếc xe này. Thậm chí, cô chỉ muốn trả lại chiếc Tata Nexon EV cho đại lý vì “không thể chịu nổi nữa”.
Carmelita chia sẻ cô đã gặp nhiều vấn đề với chiếc xe điện Tata Nexon của mình dù mới mua chưa đầy một tháng. Carmelita đã có chuyến đi từ sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji đến Pune với quãng đường khoảng 160 km. Tuy nhiên, chiếc xe điện Tata Nexon EV đã hết sạch pin một cách nhanh chóng dù theo lời nhà sản xuất, chiếc Tata Nexon EV có phạm vi hoạt động lên tới 312 km.
Bên cạnh sự cố xe hết pin nhanh, Carmelita còn đau đầu khi không thể tìm được trạm sạc khi di chuyển. Cô cho hay mặc dù khoảng cách giữa Pune và Mumbai khá xa nhưng số lượng trạm sạc xe vẫn còn hạn chế và chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân ở Ấn Độ.
Carmelita cũng “chán ngấy” với trải nghiệm dịch vụ của hãng Tata Motors. Cô cho rằng dịch vụ hậu mãi của hãng xe còn kém. Chiếc Tata Nexon EV của Carmelita từng phải thay pin một lần dù mới mua chưa lâu.
"Tôi chỉ muốn trả lại chiếc xe này cho hãng ngay và luôn”, Carmelita chia sẻ.
Không chỉ Carmelita, nhiều chủ xe tại Ấn Độ cũng gặp phải nhiều khó khăn khi sử dụng xe điện. Mạng lưới trạm sạc ô tô điện ở Ấn Độ vẫn còn khá khiêm tốn, cung không đủ cầu.
Trên các tuyến đường dài và đường cao tốc, số lượng trạm sạc rất ít khiến nhiều người chỉ dám sử dụng xe điện trong khu vực nội đô của Ấn Độ. Trong khi đó, những chiếc xe điện có phạm vi hoạt động dài hơn lại có giá đắt đỏ và nằm ngoài ngân sách của nhiều người.
Tata Nexon EV hiện đang được bán ra với mức giá khởi điểm từ 1.449.000 Rs (tương đương 410 triệu đồng). Mẫu xe điện này sử dụng hệ dẫn động cầu trước kết hợp cùng một mô-tơ điện. Tata Nexon EV có công suất tối đa 129 mã lực và mô-men xoắn cực đại 245 Nm với phạm vi hoạt động 312 km sau một lần sạc đầy. Thời gian sạc đầy pin của Tata Nexon EV là khoảng 8,5 giờ.
Minh Nhật (Theo Cartoq)
Chính quyền Trung Quốc nói sinh 2 con là "nghĩa vụ yêu nước" của các đôi vợ chồng. Nếu sinh thêm con, người dân sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, chi phí nhà ở, con cái được hưởng học phí rẻ hơn và cha mẹ được nghỉ sinh lâu hơn. Ngoài ra, việc ly hôn và phá thai cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, những biện pháp này không đem lại hiệu quả như ý. Tỉ lệ sinh ở Trung Quốc vẫn ở mức rất thấp, tiềm ẩn một sự khủng hoảng nhân khẩu học có thể làm trì trệ sự phát triển kinh tế trong nhiều thập kỉ tới.
Mới đây, ông Yew-Kwang Ng, một giáo sư kinh tế tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, đã đưa ra một giải pháp "hiệu quả" nhưng đặc biệt gây tranh cãi là cho phép phụ nữ cưới nhiều chồng, và theo đó sẽ sinh thêm nhiều con hơn.
"Tôi sẽ không đề xuất chính sách đa phu nếu tỉ lệ giới tính không bị mất cân bằng nghiêm trọng như vậy. Tôi không khuyến khích đa phu, tôi chỉ gợi ý rằng chúng ta có thể cân nhắc tới lựa chọn đó trong bối cảnh tỉ lệ giới tính ở Trung Quốc đang trở thành vấn đề lớn đối với quốc gia này," ông nói.
Trong 36 năm qua, Trung Quốc đã áp dụng chính sách một con và chỉ có một số ngoại lệ đặc biệt, ví dụ như nếu cặp vợ chồng sống ở khu nông thôn, con đầu lòng là gái hoặc là con trai nhưng bị khuyết tật bẩm sinh. Đây là một phần trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân.
Chính sách này đã có hiệu quả. Trung Quốc ngày hôm nay có 1,4 tỉ dân, trong đó có khoảng 100 triệu người là con một, dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, do xu hướng thích con trai - và việc phá thai nếu biết là giới tính nữ - đã khiến số lượng nam giới tăng vọt và số nam nhiều hơn nữ tới 34 triệu người.
Đây là vấn đề lớn. Nhưng không chỉ có vậy, phụ nữ thời hiện đại còn có xu hướng trì hoãn hôn nhân, chỉ sinh một con - hoặc không sinh con - và điều đó trở thành "quả bom về nhân khẩu học".
Dân số Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt đỉnh 1,45 tỉ dân vào năm 2027, và sau đó sẽ liên tục giảm trong một thời gian dài. Khoảng 1/3 dân số sẽ già hơn 65 tuổi vào năm 2050.
Đảo ngược chính sách "một con"
Năm 2015, Trung Quốc đã bắt đầu đảo ngược chính sách một con, nhưng gần như không đạt được bất kì hiệu quả nào. Nữ giới ngày càng muốn tự gây dựng sự nghiệp, và nhiều người thà đầu tư hết các nguồn lực để cho một con còn hơn chia sự quan tâm và đầu tư cho hai con trở lên.
Do đó, giáo sư Ng cho rằng số lượng nam giới "dư thừa" có thể lựa chọn một giải pháp cho riêng họ.
"Nếu hai người đàn ông cùng tự nguyện cưới 1 người vợ và người phụ nữ này cũng đồng ý, vậy thì xã hội đâu có lí do gì để cấm họ?" - ông Ng nói. Ngoài ra, giáo sư này còn nhắc tới việc đa thê là một phong tục phổ biến từ thời xưa và hiện nay một số dòng Hồi giáo vẫn duy trì văn hóa này.
"Tôi không phủ nhận lợi thế của cuộc hôn nhân hai người, ví dụ như nó sẽ mang lại mối quan hệ lâu dài và đem lại lợi ích cho sự phát triển và giáo dục của trẻ nhỏ. Nhưng xét trên sự mất cân đối trong tỉ lệ giới tính ở Trung Quốc, có lẽ cho phép hợp pháp hóa đa phu là chuyện cần thiết".
"Làm cơm cho ba chồng cũng không tốn thời gian hơn làm cơm cho hai chồng là mấy," ông nói.
Bài viết của ông Ng đã gây chấn động mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều phụ nữ trên Weibo đã phản ứng gay gắt với đề xuất này.
"Nó khiến tôi buồn nôn," một người nói và tự hỏi tại sao ông Ng không đặt bản thân vào vị trí của người phụ nữ.
"Tôi cảm thấy sốc vì những gì ông ấy nói. Đây là năm 2020 sao?" - một người khác viết.
"Tôi nghĩ rằng ông ta đang muốn hợp pháp hóa nô lệ tình dục" - một người dùng bức xúc lên tiếng.
Tuy nhiên, giáo sư Ng vẫn tiếp tục đưa ra các quan điểm mới. Ông cho biết trong bài viết tiếp theo, ông sẽ đề xuất hợp pháp hóa ngành mại dâm để "giải quyết nhu cầu của nam giới" ở Trung Quốc giữa bối cảnh việc tìm kiếm người kết hôn ngày càng trở nên khó khăn ở nước này.
Quen nhau qua mạng, chưa từng nhìn mặt nhưng đã ngỏ lời cầu hôn bạn gái, anh chàng Indonesia tá hỏa khi đêm động phòng mới biết người mình cưới là đàn ông.
" alt=""/>Trung Quốc 'khốn đốn' vì vấn đề dân số, giáo sư Thượng Hải đề xuất chính sách 'một vợ nhiều chồng'Madonna cũng chia sẻ video cho thấy cả hai tập luyện rất ăn ý. Một người trong ê-kíp kể: "Madonna trao cho Maluma nụ hôn nồng cháy trước mặt các vũ công. Cô ấy còn ngồi lên người anh ấy".
Nguồn tin cho biết, dù luyện tập cùng nhau, Maluma chưa rõ sẽ xuất hiện trong đêm nhạc nào của Madonna. Anh được dự đoán sẽ góp giọng trong show diễn tại Nam Mỹ vì có lịch trình bận rộn tại đây.
Madonna và Maluma gặp nhau lần đầu ở một buổi lễ trao giải thưởng âm nhạc năm 2018. Tháng 5/2022, "nữ hoàng nhạc pop" chia sẻ hình ảnh âu yếm đàn em trên trang cá nhân. Cả hai cũng từng hợp tác trong một số sản phẩm âm nhạc.
Maluma từng trả lời phỏng vấn báo chí về đàn chị: "Chúng tôi có mối quan hệ tốt. Tôi có thể gọi và hỏi chị ấy về bất cứ điều gì trong cuộc sống. Chị sẽ trả lời tôi bằng tất cả sự yêu thương".
Madonna được công chúng ghi nhận là "một trong những ngôi sao nhạc pop vĩ đại nhất mọi thời đại". Bên cạnh ca hát, cô còn hoạt động với vai trò diễn viên, đạo diễn, nhạc sĩ, vũ công, nhà văn.
Maluma, sinh năm 1994, là ca nhạc sĩ người Colombia. Album đầu tay của anh - Magia (2012) - thành công về mặt thương mại ở Colombia.